Lượt xem: 441

Sử dụng máy cấy lúa giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Nhiều năm nay, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Mỹ Xuyên còn sản xuất lúa giống cấp xác nhận, được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường mỗi kg từ 1.000 - 1.500 đồng. Đối với kỹ thuật canh tác được Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn, tập huấn đảm bảo đúng theo các yêu cầu của doanh nghiệp, từ khâu gieo mạ thảm, cấy bằng máy, chăm sóc đến khi thu hoạch.

 


Nhiều nông dân chọn máy cấy thay cho sạ tay để giảm chi phí. Ảnh: Thiện Nhận.

 

    Vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, anh Sơn Ngọc Thanh, ở ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên gieo mạ thảm ST5 để cấy cho 40 công đất của gia đình. Đây là năm thứ 8, cũng là vụ thứ 16 liên tiếp anh Thanh cấy bằng máy, vì có nhiều ưu điểm vượt trội. Anh Thanh cho biết: “Lượng giống sử dụng máy cấy từ 6-7kg/1 công, còn sạ đến 15 kg, giảm được phân nửa, lúa phát triển rất tốt, khâu chăm sóc, quản lý cỏ dễ hơn, năng suất đạt từ bằng đến cao hơn so với sạ thường, có người cấy năng suất 8 tấn/ha”.

    Nhờ được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật từ Trạm Khuyến nông huyện, vụ này anh Thanh còn gieo gần 2.500 mét vuông mạ thảm ST24 và ST25 để cấy thuê 400 công ruộng cho bà con, với giá trọn gói mỗi công từ 500-520 ngàn đồng. Hiện 3 máy cấy của anh hoạt động hết công suất mới kịp tiến độ, bình quân một người điều khiển cấy được 10 công/ngày.

    Đa số nông dân xã Đại Tâm dùng máy cấy là vì sản xuất lúa giống cấp xác nhận, có hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp Hồ Quang ở thị trấn Mỹ Xuyên, nơi sản xuất gạo ST25 nổi tiếng khắp thế giới. So sánh với sản xuất lúa hàng hoá và chuyên lúa giống, ông Trầm Lền Sử, ấp Đại Ân, xã Đại Tâm cho biết: “Tôi là người có máy cấy đầu tiên ở xã Đại Tâm, sử dụng máy cấy làm giống đặc sản, bán giống cho kỹ sư Hồ Quang Cua, giá bán cao hơn nhiều, cấy máy lúa đều, đẹp, sâu rầy ít hơn, năng suất từ bằng đến cao hơn”.

    Đồng chí Trương Tấn Lâm - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tâm cho biết: “Được sự hỗ trợ của Dự án Vinasat và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, tạo điều kiện cho nông dân xã Đại Tâm chuyển đổi sản xuất lúa hàng hoá sang sản xuất lúa giống, khi cấy, máy tiết kiệm được giống, nước, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong sản xuất thực hiện đúng theo quy trình ba giảm ba tăng, một phải năm giảm của Dự án Vinasat nhằm nâng cao thu nhập cho bà con”.

    Toàn huyện Mỹ Xuyên có hơn 40 máy cấy, tập trung chủ yếu ở xã Đại Tâm, trung bình giá bán mỗi cái trên thị trường là 79 triệu đồng; trong đó, Dự án Vinasat hỗ trợ 4 máy trị giá 30%; Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ 15 máy trị giá 50%. Ngoài diện tích nằm trong dự án, nhiều nông dân bên ngoài sau khi thấy được tính hiệu quả của mô hình mang lại, đã tự thuê máy cấy về áp dụng trên ruộng lúa của gia đình mình.

    Kỹ sư Huỳnh Thị Mỹ Lan - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Qua thời gian thực hiện mô hình máy cấy để sản xuất lúa giống, bà con rất đồng tình ủng hộ, giúp nông dân tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chuỗi giá trị và giúp bà con liên kết đầu ra, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững”.

    Nhiều năm hợp tác sản xuất lúa giống cấp xác nhận theo quy trình từ gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc đến thu hoạch… doanh nghiệp và nông dân đã tìm được tiếng nói chung, không khi nào nông dân Đại Tâm phải chịu thiệt về giá cả. Đây là hướng đi đúng trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp ở Mỹ Xuyên.

Thiện Nhận



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 72
  • Hôm nay: 1463
  • Trong tuần: 70,796
  • Tất cả: 11,864,823